Luật Thẻ Vàng Trong Bóng Đá Và Cách Áp Dụng Chi Tiết

luat-the-vang

Trong mỗi trận đấu bóng đá, luật thẻ vàng thường được trọng tài sử dụng để phạt những cầu thủ vi phạm quy định. Những chiếc thẻ phạt có thể tạo nên tình huống bất ngờ, tác động không hề nhỏ đến thế cục trận đấu. Để hiểu rõ hơn, hãy cùng cakhiatv tìm hiểu những sự thật thú vị về chiếc thẻ vàng qua bài viết sau.

Khái niệm cơ bản về thẻ vàng trong bóng đá

Luật thẻ vàng là phương tiện để xử phạt các cầu thủ trên sân hoặc ban huấn luyện khi họ vi phạm các quy định trong điều 12 của luật bóng đá. Trọng tài chính sẽ là người sử dụng công cụ này, thông báo vi phạm bằng cách giơ cao tấm thẻ màu vàng đồng thời nhìn hoặc chỉ tay về người phạm lỗi.

Trong một trận đấu, cầu thủ nhận được 2 thẻ vàng sẽ được tính bằng 1 thẻ đỏ (gián tiếp). Cầu thủ sẽ bị buộc rời khỏi sân mà không được thay thế bằng cầu thủ dự bị, đội sẽ tiếp tục trận với chỉ 10 người trên sân.

The-vang-duoc-dua-ra-de-xu-phat-cau-thu
Thẻ vàng được đưa ra để xử phạt cầu thủ

Chi tiết luật thẻ vàng được quy định trong bóng đá

Điều 12 “Lỗi và hành vi khiếm nhã” trong Luật bóng đá 11 người của FIFA có quy định về luật thẻ vàng như sau:

Những lỗi bị nhận thẻ vàng

Dựa trên luật bóng đá thẻ vàng do FIFA ban hành, ban huấn luyện và những cầu thủ đang thi đấu trên sân có thể phải nhận thẻ nếu mắc các vi phạm như sau:

  • Hành vi phi thể thao (kéo, đẩy hoặc ngáng chân cầu thủ đối phương).
  • Hành động hoặc lời lẽ quá khích khi phản đối quyết định của trọng tài.
  • Câu giờ, trì hoãn trận đấu.
  • Vi phạm luật thi đấu.
  • Cố tình không đảm bảo cự ly khi thực hiện các tình huống đá phạt, ném biên, phạt góc.
  • Ra vào sân khi chưa nhận được sự đồng ý của trọng tài chính.
  • Cởi áo khi thay người mà chưa ra khỏi sân (chân vẫn bên trong đường biên)
  • Cởi áo ăn mừng trong trận.
Nhan-the-vang-neu-coi-ao-an-mung-trong-tran
Nhận thẻ vàng nếu cởi áo ăn mừng trong trận

Hình thức xử phạt

Khi một cầu thủ nhận thẻ vàng, trọng tài sẽ nhắc nhở và ghi chú tên vào 1 cuốn sổ riêng. Cầu thủ này vẫn có thể tiếp tục thi đấu, tuy nhiên nếu tiếp tục vi phạm luật thẻ vàng trong bóng đá (nhận thẻ đỏ gián tiếp) thì sẽ bị đuổi khỏi sân.

Đội bóng của cầu thủ nhận thẻ sẽ phải chịu một cú phạt đền hoặc đá phạt trực tiếp từ phía đối thủ. Ngoài ra, nếu nhận nhiều thì thẻ vàng thì sẽ có nguy cơ bị treo giò trong trận tiếp theo, tùy thuộc vào quy định của mỗi giải.

Cầu thủ dính thẻ vàng có thể bị phạt bao nhiêu tiền?

Ngoài việc bị cảnh cáo và nhận hình phạt trên sân cỏ, những cầu thủ vi phạm còn phải nộp một số tiền phạt ( được gọi là phí quản lý). Số tiền cụ thể phải nộp tại mỗi giải là khác nhau, do từng liên đoàn tổ chức quy định.

Liên đoàn bóng đá Việt Nam – VFF quy định cầu thủ vi phạm luật thẻ vàng tại các giải cấp quốc gia sẽ phải nộp phạt 500.000. Đối với những hạng thấp hơn thì mức phạt khoảng 100.000 đến 200.000, tuy nhiên nếu nhận 2 thẻ trong cùng 1 trận thì tiền phải sẽ tăng gấp 3.

Luật thẻ vàng trong bóng đá ra đời như thế nào?

Luật thẻ vàng và thẻ đỏ được Ken Aston phát minh ra vào năm 1966. Thời điểm đó, ông là người chịu trách nhiệm giám sát trọng tài trong các trận đấu World Cup. Trong cặp đấu giữa Anh và Argentina, trọng tài Rudolf Kreitlein đưa ra quyết định trục xuất Antonio Rattin sau nhiều lần nhắc nhở không hiệu quả.

Tuy nhiên, cầu thủ này lại tỏ ra không hiểu và cố nán lại sân, trọng tài cũng bất lực bởi trong tay ông chỉ có 1 tấm bìa nhỏ ghi chú những lần cảnh cáo. Sau cùng, 2 viên cảnh sát đã phải trực tiếp vào sân và áp giải Rattin ra khỏi đường biên.

Ý tưởng khởi đầu

Chứng kiến những bất cập tại trận đấu đã trở thành động lực để Ken tìm cách khắc phục, ý tưởng về chiếc phạt lại đến một cách bất ngờ. Trong 1 lần dừng đèn đỏ, trụ đèn giao thông đã gợi ý cho ông về 2 loại thẻ phạt:

  • Vàng: cảnh cáo và nhẹ nhàng
  • Đỏ: Chấm hết, rời sân

Sau đó, anh được người vợ gợi ý cắt nhỏ 2 tờ giấy màu thành hình chữ nhật vừa đủ để bỏ túi áo, vậy là luật thẻ vàng và thẻ đỏ chính thức ra đời

Ken-Aston-la-cha-de-cua-the-vang-the-do
Ken Aston là cha đẻ của thẻ vàng, thẻ đỏ

Giải đấu áp dụng lần đầu tiên

Phát minh của Ken Aston nhanh chóng nhận được sự ủng hộ của FIFA, chúng bắt đầu áp dụng lần đầu tiên tại giải World Cup năm 1970. Những chiếc thẻ vàng và thẻ đỏ trở thành sự biểu hiện quyền lực của trọng tài, giải quyết được mọi rào cản về ngôn ngữ trong các trận đấu quốc tế.

Không chỉ được áp dụng trong bóng đá, thẻ phạt cũng tỏ ra hiệu quả với hàng loạt bộ môn thể thao đồng đội khác như: bóng chuyền, bóng bầu dục,…

Luật xóa thẻ vàng được nhiều giải đấu cân nhắc

Luật thẻ vàng trong bóng đá tỏ ra hiệu quả trong việc răn đe cầu thủ, người nhận án phạt có thể đối mặt với nguy cơ bị treo giò trong trận tiếp theo. Tuy nhiên, việc này đôi khi phản tác dụng, một số trận siêu kinh điển trở nên kém hấp dẫn hơn bởi sự vắng mặt của siêu sao hàng đầu. Chính vì vậy, một số giải đấu hiện đang áp dụng luật xóa thẻ vàng trong bóng đá.

Tại chặng cuối của giải World Cup 2022, chỉ còn 4 đội bóng thế nhưng rất nhiều cầu thủ của họ đã dính 1 thẻ vàng. Tính riêng trong trận Tứ kết giữa Hà Lan – Argentina, có đến 15 cầu thủ trên sân đã nhận thẻ. Để không ảnh hưởng đến chất lượng giải, FIFA đã ra quyết định “ân xá” cho những cầu thủ chỉ mới nhận được 1 thẻ vàng trước khi bước vào Bán kết.

Liên đoàn bóng đá Châu Âu cũng đã áp dụng luật xóa thẻ vàng kể từ sau mùa giải năm 2014. Cụ thể, tất cả thẻ vàng mà cầu thủ đã nhận tại vòng bảng sẽ được xóa sau khi họ vượt qua vòng Tứ kết. Đồng nghĩa với việc 1 cầu thủ chỉ bị treo giò ở trận chung kết nếu anh ta nhận thẻ đỏ ở vòng bán kết 2 hoặc án treo giò nhiều hơn 1 trận tại bán kết 1.

Luat-xoa-the-vang-thuong-duoc-ap-dung-tu-Tu-ket-tro-di
Luật xóa thẻ vàng thường được áp dụng từ Tứ kết trở đi

Lời kết

Không chỉ các cầu thủ trên sân, luật thẻ vàng và thẻ đỏ còn được áp dụng cho cả ban huấn luyện khi họ có những hành động quá khích. Nhận thẻ có thể dẫn đến mất quyền tham gia thi đấu, bị phạt đồng thời còn để lại một hình tượng phi thể thao trong lòng người hâm mộ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *